Xử lý nước nhiểm phèn
Nước nhiễm phèn là một thuật ngữ quá quen thuộc đối với những gia đình sử dụng nước giếng và kể cả những gia đình sử dụng nước sông nơi bị nhiễm phèn.
Nước nhiễm phèn có nhiều cách hiểu và nhận biết về nó như là: có mùi tanh, vị chua, màu đục, gây ố vàng dụng cụ chứa,...
Vậy nước nhiễm phèn hiểu như thế nào là đúng nhất?
Tác hại của nước nhiễm phèn là gì và có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Cách xử lý nước nhiễm phèn như thế nào?
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và làm sáng tỏ qua bài viết này nhé.
Nước nhiễm phèn là gì?
Hình ảnh nước bị nhiễm phèn
Trước khi tìm hiểu thế nào là nước nhiễm phèn ta cần hiểu phèn là gì?
Phèn hay còn gọi là alum là muối sulfat kép ngậm nước có công thức tổng quát là AM(SO4)2.12H2O
Trong đó:
A là cation hóa trị I như là Kali, Amoni (NH4+)
M là kim loại hóa trị III như là sắt (Fe3+), nhôm, crom (Cr3+)
Chúng ta vẫn luôn biết rằng nước nhiễm phèn là có hại cho người dùng. Tuy nhiên, không phải loại phèn nào cũng gây hại cho sức khỏe thậm chí còn có tác dụng chữa bệnh đó là phèn nhôm Kali và phèn nhôm amoni
- Phèn nhôm Kali hay còn được gọi phổ biến là phèn chua có tính axit và không độc. Ở các vùng nông thôn sử dụng nước sông người ta dùng phèn chua để lắng trong nước sinh hoạt nhờ khả năng tạo màng hidroxit của nó.
Trong công nghiệp phèn chua được dùng làm chất cầm màu trong nhuộm vải, trong ngành sản xuất giấy có công dụng làm chất kết dính, trong phòng thí nghiệm phèn chua là một loại thuốc thử.
Trong y học cổ truyền phèn chua còn có tên là phèn trắng. Phèn trắng có tính hàn, có khả năng cầm máu, sát khuẩn, giải độc tố, …
- Phèn nhôm amoni có dạng tinh thể màu trắng cũng có tác dụng làm trong nước giống phèn chua.
Trong y tế phèn nhôm được dùng làm thuốc trợ tiểu, gây nôn. Ngoài ra phèn nhôm còn có trong thành phần bột nở, bột chữa cháy.